Mì Trường Thọ nổi lên như một biểu tượng đặc biệt, gắn liền với những ước nguyện về sức khỏe, trường thọ và may mắn. Trong quan niệm của người Hoa, sợi mì dài tượng trưng cho cuộc sống trường thọ. Vì vậy, khi thưởng thức món mì này, người ta thường cố gắng kéo sợi mì càng dài càng tốt, như một lời cầu nguyện cho sức khỏe dồi dào và tuổi thọ cao. Không chỉ mang ý nghĩa tinh thần, món mì này lại vô cùng ngon miệng!
Ý NGHĨA VỀ MÌ TRƯỜNG THỌ 長壽麵
Trước đây, người Hoa không ăn bánh sinh nhật, mà ăn một bát mì Trường Thọ. Do sợi mì vừa dài “長”/ cháng/ vừa mảnh“壽”/ shòu/ phát âm giống với trường thọ“長壽” /chángshòu/ nên được gọi là mì Trường Thọ, ý nghĩa chính là hy vọng người đón sinh nhật có thể sống lâu trăm tuổi.
Mì Trường Thọ ăn có cách đặt biệt khác với mì thường, sợi mỳ trường thọ thường tương đối dài. Khi ăn mì Trường Thọ, phải ăn một hơi hết cả sợi mì, không được cắn đứt sợi mì.
Trải qua thời gian, mì Trường Thọ không chỉ có ý nghĩa trong việc chúc mừng sinh nhật mà nó còn được người ta chú ý đưa vào danh sách những món ăn phải có trong dịp đầu năm mới. Lý giải cho điều này, những sợi mì dai, dài có ý nghĩa cho một năm mới sống khỏe, tuổi thọ ngày càng tăng.
CÁCH LÀM MÌ TRƯỜNG THỌ
Trải qua thời gian hình thành và tồn tại lâu dài, mì Trường Thọ vẫn giữ nguyên công thức chế biến đặc biệt của nó, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Mì trường thọ được các đầu bếp chay tại An Duyên chế biến một cách cẩn trọng và tỉ mỉ đến từng chi tiết. Đây là một trong những món ăn có công đoạn chế biến phức tạp nên mặc dù đã có mặt ở Chợ Lớn từ khá lâu nhưng ít nơi phục vụ.
Thông thường sợi mì được làm bằng loại bột đặc biệt, sau khi cán mỏng sẽ được cắt thành sợi nhỏ, đan chéo và phơi dưới nắng vài giờ đồng hồ. Đặc biệt, không phải bột mà thời tiết mới là yếu tố quyết định vị ngon hay dở của sợi mì, trời nắng đẹp thì mì sẽ nhanh khô và ngon hơn nhiều.
Sợi mì Trường Thọ vốn thanh và ngọt dịu, sợi mì mảnh, do đó nếu dùng cùng các loại nước lèo sẽ dễ bị nở, mềm không ngon. Do đó đầu bếp An Duyên sẽ trộn mì cùng sốt tương mè cho mì dậy hương thơm, cùng nấm thông, hạt thông khiến món ăn vô cùng bắt vị và đầy đủ dinh dưỡng.
TRUYỀN THUYẾT MÌ TRƯỜNG THỌ
Món mì này gắn liền với vua Hán Vũ Đế. Truyện kể lại rằng nhà vua rất tin vào tâm linh, ma và thần. Một hôm, Hán Vũ Đế đang tán gẫu với các quan đại thần thì có nói về chủ đề tuổi thọ của một người. Lúc ấy nhà vua đã nói rằng, người dài thì có thể sống lâu hơn, người dài thêm 1 tấc thì có thể sống đến 100 tuổi.
Nghe vua nói vậy, Thừa tướng Đông Phương Sóc đã bật cười. Hán Vũ Đế hỏi ông ta rằng ông ta đang cười cái gì, Thừa tướng liền giải thích: “Không phải thần cười bệ hạ mà là tại nghĩ đến Bành Tổ 800 tuổi, người chắc phải dài 8 tấc thì không mặt mày dài bao nhiêu.” Nghe vậy mọi người đều bật cười. Mong muốn sống lâu thì ai cũng có nhưng khuôn mặt, vóc người thì làm sao kéo dài ra được.
Kể từ đó, trong tiếng Trung có một câu nói “脸长就是面长 (liǎn chǎng jiù shì miàn chǎng) được ra đời. Đây là một cách chơi chữ rất thú vị vì từ 脸 (liǎn) và 面 (miàn) đều có nghĩa là “khuôn mặt” nhưng 面 (miàn) cũng có nghĩa khác là mì. Vì thế nên cụm từ này có thể được đọc là “một khuôn mặt dài chính là sợi mì dài.”
Bằng cách này, người dân Trung Hoa đã mượn hình ảnh sợi mì dài đại diện cho mong cầu được trường thọ. Dần dần, ăn mì đã trở thành truyền thống của người Trung Quốc. Tô mì được ăn vào ngày sinh nhật cũng được đặt tên là mì Trường Thọ.
Với ý nghĩa quan trọng đặc biệt như vậy, mì Trường Thọ Nấm Thông không chỉ đơn giản là món ngon bình thường mà nó còn là biểu tượng văn hóa được người Hoa công nhận. Là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực, để khi nhắc đến những món Hoa người ta sẽ nhớ ngay món ngon cả về vật chất, lẫn tinh thần này.
Comments